CẨM NANG

Giảng giải ngữ pháp cơ bản tiếng Đức

Tất cả các ngôn ngữ đều rất khác nhau, nhưng tất thẩy đều giống nhau ở những điểm chung sau đây:

tất thấy các ngôn ngữ đều có các loại từ có tên gọi giống nhau đó là tính từ,đại từ, động từ, danh từ, đại từ, trạng từ, giới từ và những từ để hỏi.

Trước khi học một ngôn ngữ mới người học tối thiểu phải hiểu danh từ, đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, tính từ, động từ, trạng từ là gì? Nếu không hiểu và ý thức loại từ, thì chưa thể bắt đầu học ngoại ngữ được. Chung chung, thì người lớn và trẻ em tiếp xúc ngoại ngữ rất khác nhau, tôi đang hướng dẫn việc học tiếng Đức cho đối tượng người lớn- người lớn trong khuôn khổ học ngoại ngữ là từ 15 tuổi trở lên. Có nghĩa từ độ tuổi này, cách tiếp thu không còn tự nhiên mà phải phải học bằng cách hiểu, dùng lí trí và ý thức để chinh phục. Tôi cũng viết cho những người muốn học tiếng Đức trên nước Việt Nam, chứ không nhằm vào đối tượng đã sang Đức, vì rằng môi trường học rất khác biệt nhau, nên việc tôi hướng dẫn đây không thể đáp ứng được các đối tượng học tiếng Đức được.

Trong tiếng Việt, ngoài những vị trí cố định cái gì ở đâu, chúng ta không cần chia hay thêm cái gì vào các từ đang dùng cả. Tuy nhiên, trong tiếng Đức không đơn giản như vậy, danh từ tiếng Đức có ba nhóm, danh từ giống cái (Feminin) giống trung (Neutrum) và giống đực (Maskulin), danh từ phải luôn viết hoa và ngoài ra phải học số nhiều và số ít của danh từ. Động từ gồm có ba nhóm chính: bất qui tắc (Irreguläre/ unregelmäßige Verben), động từ mạnh (starke Verben) và động từ yếu- động từ hợp qui tắc (regelmäßige/ schwache Verben), tiếng Đức có thì quá khứ trong ba dạng: quá khứ phân từ (Perfekt) , quá khứ đơn (Präteritum) và quá khứ hoàn thành (Plusquamperfekt), rồi thì hiện tại (Präsens) và tương lai- gồm tương lai 1 và 2 (Futur I und Futur II). Tính từ bổ nghĩa cho danh từ phải chia, tùy theo số ít hay số nhiều lại còn tùy vào thuộc cách chủ từ Nominativ, hay thuộc cách Akkusativ hay Dativ. Vị trí loại từ trong tiếng Đức rất chặt chẽ, sự linh động trong lúc viết hay sử dụng câu chữ chỉ dẫn tới 1 hậu quả chung đó là câu sai. Việc tuân thủ trật tự từ trong câu là luật đầu tiên trong việc học tiếng Đức. Một điều hết sức đặc biệt trong tiếng Đức: động từ luôn đứng vị trí thứ hai trong câu, trong câu có hai mệnh đề chính phụ hay câu liên hệ, động từ trong câu phụ và câu liên hệ luôn đứng cuối câu; còn câu có trợ động từ, thì trợ động từ luôn đứng vị trí thứ hai trong câu còn, động từ còn lại đứng ở cuối câu. Động từ là linh hồn và định hướng nội dung ngữ pháp sau đi theo.

Sau động tự, có thể là một túc từ trực tiếp (trả lời cho câu hỏi was và wen), có thể là túc từ Dativ (những động từ buộc chia theo thuộc cách Dativ, hoặc túc từ gián tiếp- trả lời cho câu hỏi wem), có thể là một bổ túc bắt đầu bằng một giới từ (trả lời câu hỏi woher, wohin, wo…), có thể là một tính từ (trả lời cho câu hỏi wie) có thể là một trạng từ (trả lời cho câu hỏi wie, wie lange, wann, …), có thể là một bổ túc từ đồng từ (zu + Verb-Infinitiv), có thể là một danh từ (trả lời câu hỏi wer und was). Qua đó, người học tiếng Đức có thể nhận thấy việc nhận ra từ để hỏi và động từ là hai yếu tố hết sức quan trọng để biết mình trả lời thế nào hay lập câu ra sao.

Những điểm ngữ pháp sau đây, người học phải nắm rõ và phải chinh phục được, đó là: Nominativ, Akkusativ, Dativ, Präpositionen mit Akkusativ, Präpositionen mit Dativ, Präpositionen mit Genitv, Verben mit Akkusativ, Verben mit Dativ, Verben mit Genitiv, Modalverben, Adjektive, Adverbs, Nebensätze, Passivform, Futur, Partizip, Konjunktionen.
Bên cạnh việc hiểu và nắm bắt cách dùng những điểm ngữ pháp, người học ngay từ ban đầu đừng xem thường vấn đề luyện âm. Phát âm trong tiếng Đức cũng có nhiều điểm tương đồng trong phát âm trong tiếng Việt, dựa vào sự tương tự trong việc phát âm bảng chữ cái. Tuy nhiên, việc rèn luyện phát âm là vấn đề hàng đầu của học tiếng Đức, vì nếu phát âm không rõ, hay chuẩn sẽ dẫn đền người nghe không hiểu.
Vài gợi ý cho việc học tiếng Đức không thể thay thế những giờ học được hướng dẫn cụ thể với tài liệu, giáo trình và bởi các giáo viên có chuyên môn sư phạm. Vì vậy việc học tiếng Đức vẫn không thể đi chệch qui tắc “không thầy đố mầy làm nên”, để việc học tiếng Đức của quí vị mau tiến bộ va như ý, vui lòng xem qua các khóa học hiện có của chúng tôi.

5/5 - (1 bình chọn)